Th8.06

Bà bầu ngộ độc thức ăn nên làm gì

Ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu có thể sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ cần tinh ý nhận biết được các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm khác biệt thế nào với biểu hiện của ốm nghén. Từ đó có cách xử lý kịp thời nhé!

Các biểu hiện khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm

Đầu tiên là biểu hiện tiêu chảy hay đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Sau đó mẹ bầu sẽ có thể bị nôn, đau bụng, sốt và lạnh người, đau đầu,…

Nếu nặng hơn thì đau nhức mỏi, mê sảng, co giật,…

Nếu mẹ ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh mà không may ngộ độc thì biểu hiện có thể sẽ xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau 2-3 tiếng, lâu hơn thì có thể xuất hiện sau 1 ngày.

Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thực phẩm

Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm thường do ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc lâu hơn từ 2 đến 3 giờ, cũng có trường hợp xuất hiện sau 1 ngày.

Biểu hiện đầu tiên của ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là bị tiêu chảy hay đau bụng và đi ngoài ra phân lỏng. Triệu chứng này gọi là tiêu chảy lỏng hàng loạt.

Ngoài ra, các triệu chứng khác bà bầu bị ngộ độc thực phẩm không thể tránh khỏi khi bị ngộ độc thức ăn là nôn, đau bụng, sốt hoặc lạnh người, đau đầu… Một số triệu chứng nặng hơn như nhức mỏi toàn thân, mê sảng, co giật…

Mẹ bầu bị ngộ độc có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

Sự ảnh hưởng của ngộ độc tới thai nhi tùy thuộc tới mức độ độc tính của vi khuẩn trong thức ăn mà mẹ đã ăn. Độc tính vi khuẩn qua nhau thai đến thai nhi làm ảnh hưởng tới thai nhi có thể nặng hoặc nhẹ.

Với các mẹ mới trong 3 tháng đầu mà bị ngộ độc thực phẩm thì có thể sẽ bị dọa sảy, thai lưu. Với các mẹ thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ ngộ độc có thể khiến thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn là sinh non, lưu thai.

Khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm cần xử lý thế nào?

Khi phát  hiện ra bị ngộ độc, mẹ bầu cần bình tĩnh để xử lý kịp thời:

Đầu tiên cần tìm cách đẩy các thực phẩm đã ăn ra ngoài bằng cách nôn ói. Chỉ có làm điều này thì mới ngăn sự hấp thụ chất độc vào ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày của mẹ. Để nôn ra thì mẹ có thể cho ngón tay vào cổ họng để kích nôn (tay phải được rửa sạch). Uống thêm nước muối ấm (2 thìa muối + 1 cốc nước ấm) hoặc uống nước nhiều rồi móc họng cũng để kích nôn.

Khi đã nôn được thực phẩm đã ăn ra ngoài, mẹ cũng yên tâm phần nào. Nhưng mẹ bầu cũng nên đi luôn tới cơ sở khám bệnh gần nhất để thăm khám và kiểm tra.

Nếu thể trạng vẫn thấy yếu và nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính cũng được áp dụng để giải độc cơ thể.

Mẹ cần chú ý việc bù nước và chất điện giải thường xuyến. Không uống một lúc quá nhiều nước mà nên uống từ từ một lượng nhỏ để cơ thể cân bằng dần dần.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng chú ý uống thuốc theo toa của bác sĩ kê, tranh thủ nghỉ ngơi và thư giãn để nhanh phụ hồi.

Trường hợp nặng mà có ảnh hưởng tới thai nhi mẹ cần được chăm sóc riêng biệt và chú ý sức khỏe nhiều hơn.

Cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc là mẹ cần chú ý đến các thực phẩm ăn vào. Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận